Sửa đổi Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia: Bắt kịp thời đại kết nối

Trong bối cảnh công nghệ thông tin và truyền thông đang phát triển bùng nổ, đặc biệt là sự xuất hiện của mạng 5G, 6G, vệ tinh quỹ đạo thấp (LEO) và các hệ thống kết nối không dây thế hệ mới như Wi-Fi 6E, Wi-Fi 7, việc đảm bảo tối ưu nguồn tài nguyên tần số là hành động thiết thực và mang tính chiến lược. Trước yêu cầu thực tiễn đó, Bộ Khoa học và Công nghệ đang trong quá trình xây dựng để trình Chính phủ dự thảo sửa đổi Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia, nhằm cập nhật các định hướng mới, hài hòa với thông lệ quốc tế, đồng thời tạo hành lang pháp lý vững chắc phục vụ phát triển hạ tầng số quốc gia. Dự thảo hiện đang được đăng trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ để xin ý kiến góp ý bắt đầu từ ngày 19/5/2025 đến hết ngày 19/6/2025.

Những kinh nghiệm tốt, cách tiếp cận phù hợp của số hoá truyền hình sẽ giúp Việt Nam thực hiện thành công các chuyển đổi tiếp theo

Đó là phát biểu của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng – Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam tại Hội nghị trực tuyến tổng kết “Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020” do Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam tổ chức chiều ngày 12/01/2022 tại Hà Nội.

Một số biện pháp giảm thiểu mức phơi nhiễm bức xạ của điện thoại di động đến cơ thể người

Trong những năm gần đây, điện thoại di động đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, đóng vai trò là công cụ kết nối thông tin quan trọng cho mọi lứa tuổi — từ giới trẻ năng động đến những người cao tuổi. Những thiết bị thông minh này gần như luôn đồng hành cùng chúng ta trong mọi hoạt động hằng ngày. Tuy nhiên, ít ai để ý rằng, ẩn sau sự tiện lợi ấy là việc điện thoại liên tục phát ra năng lượng tần số vô tuyến — hay còn gọi là Radio Frequency (RF) Energy — một dạng bức xạ điện từ có thể được hấp thụ một phần vào cơ thể người.

EMC Đã kết nối EMC